Unilever đã bị chỉ trích vì dường như tập trung nhiều hơn vào các vấn đề trách nhiệm xã hội và môi trường, hay “ESG”, thay vì doanh thu và lợi nhuận.
Dưới thời giám đốc điều hành hiện tại – được bổ nhiệm vào tháng 7 năm ngoái – công ty đang thực hiện một chiến lược sửa đổi nhằm tinh giản hóa hoạt động, cải thiện năng suất và thúc đẩy tăng trưởng.
Mặc dù đây là một sự phát triển đáng hoan nghênh theo quan điểm của công ty phân tích Questor, hiệu suất giá cổ phiếu đáng thất vọng trong thời gian qua không thể chỉ đổ lỗi cho chiến lược của công ty.
Thật vậy, cổ phiếu Unilever đã giảm 14% và thua chỉ số này 30 điểm phần trăm kể từ tháng 8 năm 2019.
Ngay cả khi tính đến khoản cổ tức với tỷ suất lên tới 13% tính theo giá trị danh nghĩa của cổ phiếu vào lúc đó, tổng lợi nhuận trên cổ phiếu vẫn ở mức đáng thất vọng -1%.
Mặc dù báo cáo thu nhập mới nhất của công ty cho thấy tăng trưởng doanh thu là khá thấp, chỉ 4,4% trong quý 1, với mức dự báo tăng trưởng khiêm tốn 3-5% cho cả năm cùng với một số cải thiện về tỷ suất lợi nhuận, dự báo thị trường cho thấy lợi nhuận ròng của công ty sẽ tăng thêm khoảng 7% vào năm tới.
Hơn nữa, 58% doanh thu của công ty được tạo ra ở các nền kinh tế mới nổi, nơi IMF dự kiến tăng trưởng GDP sẽ vượt quá 4% trong cả năm hiện tại và năm tới, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bằng chưa đến một nửa con số đó ở các nền kinh tế tiên tiến trong cùng thời kỳ.
Kết hợp với kế hoạch của công ty nhằm loại bỏ hoạt động kinh doanh kem, vốn là phân khúc tăng trưởng chậm nhất trong quý gần nhất, và tăng lợi nhuận thông qua cải thiện năng suất, triển vọng tài chính của công ty là rất đáng khích lệ.